`

PHÒNG KD DỰ ÁN - CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG

Trang chủ / Thông tin tham khảo / Phần 4: Chỉ dẫn thi công gạch nhẹ - gạch siêu nhẹ aac

Phần 4: Chỉ dẫn thi công gạch nhẹ - gạch siêu nhẹ aac

6.5 Đặt cốt thép trong tường xây

Cốt thép trong tường xây (thường để hạn chế nứt) được đặt theo chỉ định của thiết kế. Tại cao độ hàng xây bố trí cốt thép giằng, trình tự thực hiện như sau:

- Tạo các rãnh dọc theo mặt trên của hàng xây bằng dụng cụ khoét rãnh thủ công hoặc bằng máy (xem Hình 8). Rãnh khoét cần đủ rộng và đủ sâu để vữa xây bọc kín được thanh cốt thép. Có thể tạo rãnh trên các blốc trước khi xây;

- Dùng chổi hoặc bàn chải vệ sinh sạch rãnh đã khoét;

- Đo và cắt thép đủ chiều dài cần thiết;

- Trước khi đặt cốt thép, rải đầy vữa (thông thường hoặc mạch mỏng) vào rãnh đã khoét;

- Ấn thanh thép vào rãnh đầy vữa, gõ nhẹ trên thanh thép để vữa bọc kín nửa dưới của thanh, sau đó dùng bay vun vữa bọc quanh sườn thanh;

- Rải vữa lên mặt trên tường và phủ kín cốt thép đã đặt, tiếp tục xây hàng trên.

CHÚ Ý 1: Toàn bộ mặt thanh thép cần được bọc kín vữa để chống gỉ.

CHÚ Ý 2: Chiều cao một đợt xây từ 1,2m đến 1,5m.

6.6 Công tác trát

Không nên trát ngay sau khi xây. Khi tường còn quá ẩm do bị ướt hoặc do mưa (có các vết ẩm, sẫm màu) thì cần đợi đến khi bề mặt tường khô và có màu sáng đều thì mới bắt đầu trát.

6.6.1 Trát tường trong nhà

Trình tự trát tường như sau:

- Trám vá các vết sứt trên toàn bộ bề mặt tường bằng vữa xây;

- Mài bề mặt tường bằng bàn chà nhám để loại bỏ các mấp mô trên mặt tường (xem Hình 9);

GHI CHÚ: Mài phẳng mặt tường để có thể trát vữa mỏng hơn

- Dùng chổi hoặc bàn chải quét bụi bám trên tường;

- Đắp mốc căn chiều dày lớp vữa trát. Trát vữa lên toàn bộ bề mặt tường, sau đó dùng thước thợ (gỗ, nhôm) cán, gạt tạo phẳng, cuối cùng xoa nhẵn, đều bề mặt tường.

6.6.2 Trát tường ngoài nhà

Trát tường ngoài cũng thực hiện theo trình tự như trát tường trong (xem 6.6.1).

Khi trát tường ngoài nhà có tiếp xúc với nước mưa, cần trát hoặc bằng vữa chống thấm, hoặc bằng vữa thông thường, sau đó sơn chống thấm theo chỉ định của thiết kế.

6.6.3 Trát chống nt các v trí tiếp giáp với tường xây

Tại các vị trí tiếp giáp giữa tường - dầm, tường - sàn hoặc tiếp giáp giữa tường xây với các vật liệu khác, nếu thiết kế chỉ định phải dán lưới chống nứt (thường dùng vải sợi thủy tinh chịu kiềm) thì thực hiện lớp trát này theo trình tự sau:

- Trát bả lớp vữa lót dẻo, mỏng, đều vào vùng dán lưới;

- Căng đều, dán lưới vào lớp vữa lót thường chờm sang mỗi bên 100 mm. Dùng bàn xoa vỗ lên mặt lưới để các sợi của lưới dính hoàn toàn lên bề mặt lớp vữa;

- Trát bả kín lưới sợi thủy tinh bằng lớp vữa lót thứ 2.

GHI CHÚ: Trường hợp thiết kế yêu cầu dùng lưới thép (thường dùng thép Æ ≤1 mm, a ≤20 mm) thì căng lưới thép lên vùng cần chống nứt, dùng đinh (3 đến 5 cm) ghim lưới lên tường. Đối với phần bê tông có thể ghim lưới bằng đinh thép (2 đến 3 cm) hoặc khoan bắt vít nở mật độ (300 ÷ 400) mm / cái (xem Hình 11).

- Sau khi ghim lưới chống nứt, tiến hành trát vữa như trình tự nêu ở 6.7.1.